Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
-
Mr. Tân
LH: 093 8844 815
-
Office
LH: (028) 37 525 202
-
Skype chat
LH: lamtritan
Sản phẩm mới
-
Máy bơm đẩy cao Pentax MPXT 120/5 1.2HP
Giá: 8,530,000 VNĐ -
Máy bơm gia đình Pentax CR 100 1HP
Giá: 5,590,000 VNĐ -
Máy bơm đẩy cao Pentax AP 100 1HP
Giá: 6,550,000 VNĐ -
Máy bơm đẩy cao Pentax CBT 800 7.5HP
Giá: 37,200,000 VNĐ -
Máy bơm dân dụng Pentax CM 50 0.5HP
Giá: 4,240,000 VNĐ -
Máy bơm dân dụng Pentax CP 45 1HP
Giá: 3,960,000 VNĐ -
Máy bơm trục đứng cánh nhựa Pentax U5V-200/7 2HP
Giá: 14,860,000 VNĐ -
Máy bơm lưu lượng Pentax CH 160 1.5HP
Giá: 11,790,000 VNĐ
CÁCH CHỌN MUA MÁY BƠM NƯỚC
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần rất nhiều nhu cầu về nước, nước cho cơ thể, nước cho sinh hoạt, nước cho sản xuất,… Cả việc xử lý lượng nước thải ra nữa và tất nhiên, để thực hiện những việc đó chúng ta cần có máy bơm nước. Nhưng trên thị trường hiện nay có hàng trăm loại bơm khác nhau, như bơm tăng áp, máy bơm đẩy cao, máy bơm đặt chìm, bơm giếng khoan, … Rồi nào là các công suất 1HP, 2HP cho đến hàng trăm HP. Vậy làm sao chọn được một chiếc máy bơm đúng với nhu cầu, tiết kiệm được chi phí và hoạt động hiệu quả? Sau đây Máy bơm nước Pentax xin gửi đến mọi người cách chọn bơm thật hiệu quả.
1. Chọn đúng dòng bơm theo nhu cầu!
Trước khi mua một chiếc máy bơm, đều đầu tiên bạn cần nghĩ đến là mình mua bơm để làm gì? Mỗi ngày tôi nhận được rất nhiều cuộc gọi hỏi máy bơm 1HP(mã lực) giá bao nhiêu? máy bơm 5HP giá bao nhiêu? Có vẻ mọi người chỉ chú trọng vào số HP mà không quan tâm đến việc mình mua bơm về làm gì! Thử nghĩ bạn không thể mua một chiếc bơm đẩy cao về để đặt vào bể chứa hút nước thải hoặc ngược lại, bạn cũng không cần thiết phải mua một chiếc máy bơm trục đứng đa tầng cánh 1HP để bơm nước lên bồn chứa nằm trên tầng hai của nhà mình.
Máy bơm đẩy cao Pentax đầu Inox
Mỗi dòng bơm được thiết kế để thực hiện thật hiệu quả nhiệm vụ nhất định của nó, nên việc xác định mua chiếc bơm về làm gì vô cùng quan trọng. Ví dụ: Chiếc bơm đẩy cao giúp mọi người đẩy nước lên trên bồn trên các tầng lầu nhưng nó chỉ đẩy lên được độ cao giới hạn khoảng 60m trở lại, còn cao hơn chúng ta cần những chiếc máy bơm trục đứng. Còn với máy bơm tăng áp, đúng như cái tên của nó, máy bơm tăng áp giúp duy trì áp lực trong đường ống, giúp cho dòng nước chảy ổng định hơn, mạnh hơn nhưng máy bơm tăng áp lại không có khả năng đẩy cao, hoặc hút sâu vì vậy máy bơm tăng áp cần đặt ngay nguồn nước. Đối với những giếng khoan có đường kính 90 trở lên mọi người có thể sử dụng bơm chìm giếng khoan (bơm hỏa tiễn) loại máy bơm này có khả năng đẩy nước lên cực kỳ cao, thích hợp cho những khu vực có mực nước tĩnh thấp còn đối với các giếng khoan đường kính nhỏ cần sử dụng bơm hút sâu 2 đầu, nhưng loại này chỉ hút sâu tối đa 50m, …
2. Cột áp (áp lực) bơm là bao nhiêu?
Cột áp thường được tính bằng mét (m) còn áp lực thì tính bằng Bar (kg/cm²), cứ 10m thì bằng 1kg/cm². Cung cấp thông tin về công áp cũng rất cần thiết, thường mọi người gọi điện đến mua máy bơm, họ chỉ nói “bán cho tôi chiếc bơm 1 ngựa để bơm nước lên bồn” Họ nghĩ 1HP là đủ để bơm nước lên bồn của họ rồi, nhưng đâu phải máy bơm 1HP nào cũng như nhau. Tùy theo thiết kế cánh bơm, tuy giống nhau về công suất, nhưng chiếc máy bơm này có thể đẩy nước lên cao nhưnglưu lượng nước bơm thấp, và ngược lại. Vì thế hãy xác định độ cao mình muốn bơm lên bao nhiêu để có thể chọn được máy bơm nước phù hợp.
CR: 1HP , Lưu lượng (max) 16,8m³/h, cột áp(max): 20m CP: 1HP , Lưu lượng (max) 3m³/h, cột áp(max): 61m
3. Còn lưu lượng bơm thì như thế nào?
Rắc rối hơn vấn đề cột áp, mọi người khó có thểtính được lưu lượng mà họ muốn bơm là bao nhiêu? Lưu lượng bơm cũng quan trọng không thua cột áp, nếu như hệ thống tưới tiêu của bạn cần 20m³/h nhưng bạn chọn nhầm chiếc bơm chỉ bơm được tối đa 10m³/h thì năng suất của bạn có thể giảm đáng kể. Lưu lượng bơm cũng đóng vai trò không kém trong hệ thống bơm xử lý nước thải, nếu như lương nước thải vào nhiều hơn lượng nước bơm ra thì chắc chắn sẽ có nhiều rắc rồi đấy. Lưu lượng bơm cũng giúp người sử dụng tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm năng lượng sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế.
4. Điện áp sử dụng.
Hiện trên thì trường chỉ có hai loại bơm là bơm sử dụng điện 1 pha (220V) và bơm 3 pha (380V). Với loại bơm sử dụng điện 3 pha thì bơm hoạt động ổn định hơn, hiệu suất cao hơn loại 1 pha, vì vậy nếu gia định bạn sử dụng điện 3 pha, thì nên chọn loại bơm điện 3 pha.
5. Chất liệu của các bộ phận bơm.
Trong các dòng bơm hiện nay có ba loại chất liệu chính: Gang, Inox và Nhựa. Tùy vào mục đích sử dụng bạn sẽ chọn loại bơm có chất liệu phù hợp với mình. Phổ biến nhất là Gang, loại này có giá thành rẻ, nếu tất cả bộ phận đều bằng Gang thì giá máy sẽ rẻ hơn nhiều so với loại kết hợp Gang – Inox hoặc Gang – Nhựa – Inox. Gang thường dùng để bơm nước bình thường, bơm các loại nước thải không có tính ăn mòn, không có tính mặn. Chất liệu Gang có ưu điểm rẻ tiền, có độ bền cao, chịu mài mòn tốt còn nhược điểm là dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường gây gỉ sét, dễ bị ăn mòn bởi hóa chất. Giải quết các nhược điểm của Gang thì Inox là lựa chọn hoàn hảo, Inox chịu ăn mòn tốt, bề mặt sáng đẹp và có thể bơm được nước mặn nhưng nhược điểm của Inox là giá thành cao, dễ bị biến dạng khi va đập. Nhựa là chất liệu bơm sạch, chịu được hóa chất ăn mòn, để bơm các loại hóa chất có tính ăn mòn cao thì máy bơm bằng nhựa có thể giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên điểm hạn chế ở nhựa là nhiệt độ, thường máy bơm nhựa không thể bơm được nước nóng và giá thành của nó thì khá đắt tiền.
Máy bơm chìm bằng gang, inox và nhựa
6. Công suất bơm
Công suất thường được tính bằng HP (mã lực) hoặc Kw (hoặc W). Ví dụ như bạn mua một chiếc bơm nước có công suất 1HP thì tương đương với 750W, đều này có nghĩa mỗi giờ chiếc máy bơm ngốn hết 750 watt điện của bạn. Vì vậy, khi chọn bơm bạn cần cân nhắc công suất sử dụng, hãy chọn các loại bơm có công suất thấp nhất có thể mà vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn để tiết kiệm điện năng.
7. Chức năng phụ.
Khoa học ngày càng phát triển thì nhưng chiếc máy bơm giờ không còn chỉ là cắm điện vào rồi bơm, mà nó còn được tích hợp nhiều chức năng khác nữa. Điển hình nhất là chức năng cảm biến nhiệt độ thông qua rơ le nhiệt hay chip điện tử. Khi máy hoạt động quá nhiệt độ quy định thì công tắc sẽ tự ngắt điện giúp cho “tính mạng” chiếc máy bơm của bạn sẽ được đảm bảo khỏi nguy cơ cháy, quá tải. Với những chiếc bơm chìm cũng vậy, bên trong máy có thêm cả cảm biến mực nước giúp cho máy không bị quá tải khi nước cạn.
Biến tần là gì? Khi tham quan các trang bơm nước, không ít người thắc mắc bơm biến tần là gì, nó có gì hơn bơm bình thường mà sao mắc vậy?
Biến tần là thiết bị dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều từ tần số này sang tần số khác theo sự điều chỉnh tự động hoặc bằng tay. Điều này giúp máy bơm hoạt động hiệu quả tiết kiệm điện năng. Biến tần được sử dụng phổ biến nhất trong hệ thống máy bơm tăng áp. Vậy bộ biến tần giúp gì trong bơm tăng áp? Máy biến tần giúp điều chỉnh tốc độ vòng quay motor bên trong máy bơm, khi motor quay càng nhanh, máy bơm được nhiều nước hơn và điện năng tiêu thụ nhiều hơn. Nhưng khi có bộ biến tần, motor được điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng, sử dụng nhiều máy điều khiển motor quay nhanh, sử dụng ít máy điều khiển motor quay chậm, từ đó điện năng được tiết kiệm đáng kể.
Trên là một vài kinh nghiệm tôi gửi đến mọi người khi có nhu cầu muốn mua bơm nước về sử dụng. Hãy đưa ra nhưng yêu cầu của mình trước khi mua một chiếc máy bơm, để có thể mang lại được hiểu quả cao trong công việc và tiết kiệm được chi phí. Cám ơn mọi người đã đọc bài.